Ai cũng từng trải qua một vài lần xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân trong đời. 30 tuổi, bạn đổ cho thức khuya thiếu ngủ, stress đau đầu. 40 tuổi, bạn nghĩ cơn choáng nhẹ do ăn kiêng tụt đường huyết, tê chân do đau dây thần kinh tọa mà đến. Song tới một ngày qua tuổi 50, đột quỵ đoạt mạng sẽ sớm gõ cửa nếu tiếp tục chủ quan.
“Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân” là dấu hiệu cơn thiếu máu não thoáng qua do cục máu đông làm tắc nghẽn lòng mạch và giảm lưu lượng máu đến não tạm thời. Ở tuổi 30, động mạch còn dẻo dai sẽ nhanh chóng giãn nở khơi thông dòng máu nghẽn, điều enzym plasmin tới đánh tan cục máu đông. Người trẻ có thể chỉ mất vài phút đến vài giờ để xử lý cơn thiếu máu não thoáng qua, triệu chứng xây xẩm và tê bì nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, khả năng chữa lành sau 50 tuổi không được như vậy. Mạch máu ngày càng hẹp lại do mảng xơ vữa bám vào lòng mạch, xơ cứng kém đàn hồi. Enzym plasmin làm tan cục máu đông cũng sản sinh ít đi theo tốc độ lão hóa ngũ tạng. Các cục máu đông nhỏ men theo mạch máu sâu bên trong não đến động mạch lớn, chúng tích tụ lại thành cục máu đông lớn hơn chặn hoàn toàn dòng máu đến nuôi dưỡng. Cuối cùng, gây ra cơn đột quỵ cấp hủy hoại não bộ trong 24h.
Sau 55 tuổi, xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân sẽ xuất hiện dày đặc hơn. Và cứ mỗi 10 năm trôi đi, nguy cơ đột quỵ lại tăng gấp đôi. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), 100.000 dân chỉ có 1-3 người dưới 35 tuổi thiếu máu não thoáng qua, song có tới tận 2.715 trường hợp trên 55 tuổi gặp phải cơn bệnh này.
Nếu chúng ta thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia nhiều, béo phì, ít vận động, đường huyết cao, ô nhiễm môi trường, khói bụi, hóa chất, thức ăn độc hại, stress… thì sẽ làm tỷ lệ đột quỵ ngày càng gia tăng và đến nhanh.
AHA cũng nghiên cứu 808 bệnh nhân tại 10 bệnh viện cho thấy, 60% cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ kéo dài dưới 1h, 71% dưới 2h và 14% hơn 6h, chủ yếu ở người từ 50 tuổi trở lên.
Triệu chứng xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân càng diễn ra lâu hoặc thường xuyên, nguy cơ đột quỵ càng lớn. Song điều đáng tiếc là nhận thức cộng đồng về triệu chứng cảnh báo đột quỵ sớm còn hạn chế.
Theo báo Sức khỏe đời sống