Huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào

Huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào

Cao huyết áp thường khiến tim làm việc vất vả hơn, do đó tim sẽ nhanh yếu hơn. Hậu quả của cao huyết áp sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Những ảnh hưởng của cao huyết áp lên sức khỏe

Mỗi một nhịp đập, tim sẽ đưa máu đi khắp cơ thể thông qua hệ thống động mạch. Huyết áp là áp lực trong các động mạch và tĩnh mạch. Huyết áp tâm thu được đo khi máu được bơm ra khỏi tim. Huyết áp tâm trương được đo giữa các nhịp tim. Huyết áp ở mỗi người đều khác nhau và thường dao động trong suốt cả ngày.

Nếu kết quả đo huyết áp là 140/90, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bắt đầu điều trị cao huyết áp. Con số đầu tiên là áp suất tâm thu, con số thứ hai là áp suất tâm trương. Cao huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra triệu chứng rõ ràng. Nhưng nó lại có thể dẫn tới tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim. Các bộ phận khác của cơ thể như thận, chân tay và mắt cũng có thể bị tổn thương.

Điều gì sẽ xảy ra với hệ tuần hoàn?

Hệ tuần hoàn có nhiệm vụ vận chuyển oxy máu đi khắp cơ thể. Động mạch bình thường sẽ căng nhẹ khi máu được bơm qua. Tăng huyết áp làm cho các động mạch căng giãn mạnh và gây ra tổn thương. Qua một thời gian sẽ xuất hiện các mô sẹo hình giọt nước trong thành động mạch.

Động mạch bị hẹp, hay còn gọi là xơ vữa động mạch, là khi động mạch bị các mảng bám và cholesterol tích tụ ở thành làm cho hẹp lại, gây ra bệnh động mạch vành. Nếu tâm thất trái của tim dày lên sẽ làm hạn chế khả năng bơm máu của thất trái. Lượng máu còn lại trong tim sẽ tạo ra các cục máu đông làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch, rất dễ dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Các cục máu đông cũng làm chặn dòng máu đến các cơ quan quan trọng khác. Khi các động mạch và mạch máu yếu đi hoặc phồng lên sẽ rất dễ bị vỡ.

Đau ngực (đau thắt ngực) và nhịp tim không đều (loạn nhịp tim) thường đi kèm với cao huyết áp. Cao huyết áp mãn tính buộc tim phải hoạt động mạnh hơn, khiến tim ngày càng trở nên suy yếu, dẫn tới khả năng suy tim rất cao

Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không nhận đủ oxy từ máu sẽ rất nguy hiểm. Triệu chứng không đủ lượng máu đến chân tay là cảm giác đau hoặc tê buốt, đây gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chết mô, hay còn gọi là hoại tử.

Điều gì sẽ xảy ra với hệ thần kinh trung ương?

Não bộ không thể hoạt động nếu không có nguồn cung cấp oxy máu ổn định đến não. Các động mạch bị thu hẹp hoặc máu đông có thể chặn máu chảy đến não trong một thời gian ngắn thì được gọi là một cơn thiếu máu tạm thời (TIA) hoặc đột quỵ nhẹ. Những ai bị TIA có nguy cơ rất cao bị đột quỵ thật sự, có nghĩa là máu cung cấp đến não bị chặn lại với thời gian lâu hơn làm cho tế bào não nhanh chóng chết đi. Đột quỵ có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, nhiều khi không thể cứu vãn nổi, sự tổn thương cụ thể như thế nào thì thường phụ thuộc vào phần não bị ảnh hưởng. Nguy cơ lớn nhất gây ra đột quỵ chính là cao huyết áp.

Những nguy cơ tiềm ẩn khác của cao huyết áp là suy giảm nhận thức nhẹ và chứng mất trí do bệnh mạch máu (đây là một căn bệnh về não, do việc cung cấp máu lên não bị gián đoạn). Triệu chứng của bệnh bao gồm giảm trí nhớ, mất khả năng lập luận và nói năng.

Các mạch máu nhỏ ở mắt bị tổn thương có thể dẫn tới bệnh võng mạc, gây chảy máu hoặc tích tụ dịch dưới võng mạc, gọi là bệnh màng mạch võng mạc. Khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương (bệnh thần kinh thị giác) có khả năng dẫn đến các tế bào thần kinh ở mắt bị chết theo. Bệnh này gây suy giảm thị lực hoặc thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.

Điều gì sẽ xảy ra với hệ bài tiết?

Thận lọc chất thải, giữ lại những chất cần thiết, và loại bỏ các chất cơ thể không thể sử dụng được. Thận không thể hoạt động nếu không được cung cấp đủ oxy máu. Khi các mạch máu bị hẹp, việc cung cấp máu cũng bị hạn chế, làm cho thận lọc chất độc càng ngày càng kém hiệu quả

Qua một thời gian, khi sẹo xuất hiện thì thận sẽ hoàn toàn ngừng hoạt động, bệnh nhân sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận. Một trong những nguyên nhân gây bệnh thận là huyết áp cao. Nếu động mạch thận bị phình to dẫn đến vỡ động mạch trong thận sẽ gây ra xuất huyết nội, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.

Điều gì sẽ xảy ra với hệ xương?

Hệ xương của bạn cần canxi để luôn giúp xương khoẻ mạnh. Một trong những công việc của thận là lọc nước tiểu. Khi thận không hoạt động hiệu quả, bạn có thể bài tiết quá nhiều canxi ra nước tiểu. Nếu cơ thể không có đủ canxi để cung cấp cho xương, mật độ xương sẽ giảm làm tăng nguy cơ loãng xương, xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy. Theo nghiên cứu, gãy xương hông, cột sống và cổ tay là thường gặp nhất.

Những triệu chứng thường thấy ở người bị huyết áp thấp là:

– Mệt mỏi, lả, rất muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt.

– Khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn.

– Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.

– Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh.

– Thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp. Đó có thể do sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tâm, thận, tỳ dương, hoặc do hệ thống thần kinh tự động của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế.

Ngoài ra, huyết áp thấp cũng có thể do yếu tố di truyền ở những người có thể trạng yếu, hoặc người mắc một số bệnh huyết học kèm theo như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, lao… Nếu so sánh với bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nghẹn tắc cơ tim… nên nhiều người rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.

Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.

 


Huyết áp cao là một bệnh mạn tính, có thể gây ra biến chứng ở nhiều cơ quan như tim mạch, não, thận và mắt. Huyết áp cao là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thời gian ủ bệnh kéo dài, và gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Triệu chứng của huyết áp cao

Huyết áp cao là gì, triệu chứng thường gặp của huyết áp cao

Nhức đầu dữ dội.

  • Mệt mỏi hay rối loạn chức năng.    –   Có vấn đề về thị lực.
  • Đau ngực, khó thở.                         –  Nhịp tim không đều.
  • Có máu trong nước tiểu.                 –  Nhức đầu dữ dội

Nguyên nhân gây huyết áp cao

Huyết áp cao là gì, nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp cao.

Tuổi tác: Tuổi càng cao tỷ lệ bị huyết áp cao càng tăng.

Giới tính: Nam > 55 tuổi; nữ  > 65 tuổi.

Béo phì.: Tiểu đường, hút thuốc lá.

Lười vận động: Thói quen ăn quá mặn.

Rối loạn lipid máu và tiểu đường: Ở người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng HA thứ phát.

Cách phòng chống bệnh huyết áp cao

Không ăn quá một muỗng cà phê muối mỗi ngày, bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.

Giảm cân.

Ăn nhiều trái cây, rau, sữa. Ăn ít mỡ bão hòa.

Đi bộ mỗi ngày với các bài tập thể lực vừa sức.

Không dùng đồ uống kích thích, tuyệt đối không hút thuốc lá.

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Nên sử dụng nước uống như hoa hòe, chè sen, vông, chè thanh nhiệt, nước ngô luộc…

Với bệnh nhân huyết áp cao phải dùng thuốc đều đặn trong suốt cuộc đời, không được tự ý bỏ thuốc. huyết áp có thể tăng trở lại dẫn đến tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong…

Tác động nguy hiểm do tăng huyết áp

Huyết áp cao là gì, tác động nguy hiểm của tăng huyết áp dối với sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Bệnh diễn biến âm thầm, tiến triển kéo dài từ 15-20 năm mà người bệnh không biết. Tăng huyết áp thường không có biểu hiện gì cho đến khi người bệnh nhập viện mới biết mình bị bệnh. Đây là căn bệnh có yếu tố di truyền nhất định, những người có nguy cơ cao mắc bệnh là người béo phì hoặc cholesterol cao (mỡ máu)…

Tăng huyết áp hay huyết áp cao làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim , suy tim, về lâu dài huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn . Bệnh này còn dẫn đến nhiều căn bệnh mạn tính như suy thận hay nguy hiểm như đột quỵ…

Ảnh hưởng đến mạch máu

Khi bị bệnh tăng huyết áp, áp lực trong mạch máu bị tăng lên, theo thời gian nó sẽ làm mạch máu mất tính đàn hồi và trở nên xơ cứng động mạch. Do áp lực liên tục động mạch bị giãn, lớp nội mạc bị nứt, vỡ gây nên chứng phình động mạch rất nguy hiểm. Phình động mạch chủ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể bị vỡ, gây chảy máu và dẫn đến tử vong.

Tăng huyết áp gây hại cho tim

Huyết áp tăng làm dày và hư hại niêm mạc các mạch máu của tim. Các mạch máu bị hư hỏng dễ hình thành các cục máu đông từ đó ngăn chặn việc cung cấp máu cho tim. Điều này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của tim và cũng gây tổn hại các mô của tim dẫn đến chứng đau thắt ngực . Tăng huyết áp cũng làm tim phải hoạt động mạnh, làm cơ tim dày lên đặc biệt là tâm thất trái (phì đại tâm thất trái) làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim để bơm máu đến các cơ quan khác, điều này dễ dẫn đến suy tim, to tim.

Ảnh hưởng đến não Huyết áp cao là gì, tăng huyết âp ảnh hưởng như thế nào đến não. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xuất huyết não (đột quỵ) gấp 10 lần. Theo một nghiên cứu cho biết, ngay cả khi huyết áp hơi cao, bạn vẫn có nguy cơ bị đột quỵ. Thực tế đã chỉ ra huyết cao cao là nguyên nhân của 80% các cơn đau tim và đột quỵ. Tăng huyết áp làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong não khiến chúng bị vỡ. Nếu bị gián đoạn lưu lượng máu đến não gây tình trạng thiếu máu não thoáng qua, hoa mắt, chóng mặt, nặng có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ , đứt mạch máu não dẫn đến bị liệt, xuất huyết não dễ dẫn đến hôn mê và tử vong….

Gây suy thận

Ngay cả thận của bạn cũng bị ảnh hưởng nếu bạn mắc bệnh tăng huyết áp. Đó là do các mạch máu trong thận bị tăng áp lực dẫn đến hư hại. Thận là một trong những bộ phận đóng vai trò giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường, nó điều tiết các chất dịch của cơ thể, muối… từ đó điều chỉnh huyết áp. Nhưng ngược lại bệnh tăng huyết áp lại gây hư hại các mạch máu trong thận làm quả thận mất chức năng lọc, làm hẹp động mạch thận, từ đó gây suy thận.

Gây bệnh về mắt

Tăng huyết áp còn gây bệnh lý về mắt như các bệnh lý võng mạc, thậm chí mù mắt. Vì khi tăng huyết áp, tất cả các mạch máu nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng, kể cả các mạch máu tới mắt. Đôi mắt của bạn có thể bị khô mắt, mờ mắt. Đó là do các mạch máu trong mắt bị thu hẹp do ảnh hưởng của tăng huyết áo làm tầm nhìn bị suy yếu dẫn đến bệnh lý võng mạc và cuối cùng người bệnh sẽ bị mù.

Rối loạn chức năng tình dục

Huyết áp cao là gì, huyết áp cao gây rối loạn chức năng tình dục như thế nào? Tất cả các biến chứng của tăng huyết áp chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân thành mạch máu bị dày lên, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Các động mạch cung cấp máu tới dương vật cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nó sẽ làm giảm nguồn cung máu đến dương vật gây ra rối loạn chức năng cương dương – không có khả năng duy trì sự cương cứng trong khi quan hệ tình dục.

Ở phụ nữ, huyết áp cao có thể làm giảm lưu lượng máu đến âm đạo, là nguyên nhân làm khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục…. Các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân cao huyết áp lại có những tác dụng phụ như giảm ham muốn ở phụ nữ và khả năng cương cứng ở nam giới. Đối với những trường hợp này, nhiều người lựa chọn biện pháp giảm huyết áp nhờ thảo dược và thay đổi lối sống.

Ảnh hưởng đến thai kỳ

Phụ nữ bị huyết áp cao khi mang thai có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai từ đó làm giảm nồng độ ôxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc thai nhi có thể tăng trưởng chậm, làm cân nặng khi sinh của bé thấp. Nguy hiểm nhất đối với người cao huyết áp khi mang thai là hội chứng tiền sản giật, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và em bé khi sinh. Theo một nghiên cứu, huyết áp cao khi mang thai có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ tới 40 %.

Gây chứng chuột rút (bệnh động mạch ngoại biên)

Nếu không điều trị cao huyết áp liên tục có thể ảnh hưởng đến các mạch máu ở tứ chi của bạn quá. Nó có thể thu hẹp và làm cứng các mạch máu của chân dẫn đến một bệnh lý gọi là bệnh động mạch ngoại biên (PAD). PAD có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông máu ở chân và gây ra chứng chuột rút rất đau đớn.

ng huyết áp ảnh hưởng đến giấc ngủ

Tăng huyết áp và giấc ngủ có mối liên hệ qua lại với nhau. Theo nghiên cứu, những người có huyết áp cao có nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ (OSA), đó là khi hơi thở ngắt quãng trong khi ngủ dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn và trở nên mệt mỏi vào sáng hôm sau. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nếu bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng góp phần làm tăng nặng bệnh huyết áp kể cả khi người bệnh dùng thuốc chống tăng huyết áp.

Xương

Huyết áp tăng có thể gây ra các bất thường về chuyển hóa canxi. Theo các nghiên cứu, huyết áp cao làm tăng đào thải canxi của cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Mất canxi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mẩt xương hoặc gãy xương do loãng xương.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *